Các nhà nghiên cứu cho biết những người bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao trong độ tuổi từ 40-60 có nhiều khả năng sẽ bị mất trí nhớ và có vấn đề về kỹ năng tư duy khi về già.
TS. Rosebud Roberts, thuộc Đh Mayo Clinic, Hoa kỳ nói: “Nếu chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát được bệnh tiểu đường và cao huyết áp ở tuổi trung niên thì chúng ta có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự tổn thương não liên quan đến trí nhớ và tư duy xảy ra khi về già”.
Theo một nghiên cứu công bố trực tuyến trên tạp chí Neurology - tạp chí nổi tiếng thế giới về lĩnh vực thần kinh, trong số 1.400 người tham gia nghiên cứu chỉ có 80 người được đánh giá là đạt về chỉ số trí nhớ và khả năng tư duy.
Những người tham gia được quét não để tìm ra nguyên nhân trên và các bác sĩ kết luận rằng đây có thể là tiền thân của bệnh mất trí nhớ.
Các chuyên gia chuẩn đoán rằng những người bị tiểu đường khi còn trẻ thì não sẽ bị giảm teo nhỏ thêm 2,9% so với sự suy giảm trung bình ở những người cùng tuổi không bị bệnh. Còn những người bị cao huyết áp lại có nguy cơ bị tổn thương não cao gấp đôi người bình thường.
TS. Roberts nói: “Bệnh tiểu đường không phân biệt tuổi tác. Dù bạn bị khi còn trẻ hay khi đã gìa đều có nguy cơ tổn thương não cao. Ngược lại, bệnh cao huyết áp thì không gây ra nhiều biến chứng khi già họ bị mắc bệnh”.
TS. Simon Ridley, người đứng đầu tổ chức từ thiện nghiên cứu về bệnh Alzheimer cho biết: “Hiện tại, nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ do bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh cao huyết áp gây nên vẫn chưa tìm ra”.
“Cách tốt nhất để giảm các nguy cơ gây hại cho sức khỏe ở tuổi trung niên bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm tra cân nặng và kiểm tra huyết áp đều đặn”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên với mọi người.