Vì không hề thừa cân, họ thường tỏ vẻ không tin khi được
bác sĩ chẩn đoán tiểu đường: "Tôi gầy thế này, làm sao bị bệnh đó
được?".
Báo chí và các tài liệu truyền thông vẫn thường khuyến cáo người dân kiểm soát cân nặng để phòng tiểu đường, rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Vì thế rất nhiều người không thừa cân, thậm chí mảnh mai, không thể tin nổi khi bác sĩ khẳng định họ bị tiểu đường.
Trước hết, cần tìm hiểu tại sao người béo lại dễ bị tiểu đường. Nhiệm vụ duy trì sự cân bằng đường huyết của cơ thể thuộc về một hormone có tên là insulin. Bình thường, lượng insulin được tiết ra đủ để chuyển hóa số đường mà cơ thể dung nạp, nhưng ở người béo, lượng insulin này lại trở nên không đủ. Do đó, tế bào gan sẽ tăng sản xuất glucose trong khi các mô cơ và mỡ lại giảm tiếp nhận đường này, dẫn đến tăng đường huyết. Để đối phó, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tiết thêm insulin. Nếu tình trạng cứ kéo dài như vậy, tuyến tụy sẽ kiệt sức, suy giảm chức năng, lượng insulin được sản xuất ngày càng giảm, không đủ để cân bằng đường huyết nữa, dẫn đến bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy, trong số bệnh nhân tiểu đường type 2, tỷ lệ thừa cân, béo phì rất cao.
Nhiều người gầy bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột có sự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sang ăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống tĩnh tại. Tuyến tụy của họ không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường… đó để sản xuất lượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh.
Tóm lại, người gầy chỉ có ít nguy cơ tiểu đường hơn người béo chứ không phải là không thể mắc bệnh này. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên ăn uống cân bằng, chăm vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiết khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét